Đầu tiên, hãy xem xét một câu hỏi lớn của vật lý thiên văn: Vũ trụ có giới hạn hay không?
Okay
Xem xét…
Xem xét…
Bây giờ, ta quay lại với đời sống hiện tại, quay lại với Địa cầu. Hãy nghĩ về một thời đại cổ xưa nào đó, khi loài người chưa bước chân ra ngoài không gian bao la kia… Xa hơn nữa, khi chúng ta chưa biết đến máy bay, chúng ta chỉ di chuyển trên mặt đất. Trong không gian vật lý cấp một đó, loài người có thể di chuyển tự do trên một mặt phẳng. Và câu hỏi lớn của các nhà vật lý, các triết gia lúc đó là: Địa cầu có giới hạn hay không?
Để kiểm chứng điều đó, họ bắt đầu một chuyến du hành, hoặc ta cứ giả tưởng rằng họ bắt đầu một chuyến du hành, theo một đường thật thẳng, đi mãi đi mãi. Thật vậy, để biết được biên giới của Địa cầu, người ta còn có thể làm cách nào khác hơn là cứ đi thẳng mãi về phía chân trời góc biển đó.
Kết quả là gì, chúng ta, loài người ở thế kỷ mới này, hẳn đã đoán được. Chuyến du hành đó sẽ kết thúc ở ngay tại xuất phát điểm, một vài năm sau đó (hoặc có thể xê xích đi một tí vì trái đất không tròn đều cho lắm, và miễn là những nhà vật lý, triết gia của chúng ta có sức sống mãnh liệt và tay lái vô cùng vững chắc để cứ đi thẳng mãi một đường)
Chúng ta rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
Vạn vật trong không gian vật lý cấp một chịu ảnh hưởng của môi trường không gian vật lý cấp một, mà ở đây hiện diện là trọng lực. Trọng lực đã bẻ cong đường đi của chuyến du hành đó, hay nói cách khác, trọng lực đã uốn cong môi trường không gian vật lý cấp một của chúng ta, mà chúng ta không thể nào hay biết. Vì sao chúng ta không hay biết? Vì chúng ta chưa thể nào di chuyển ra khỏi không gian vật lý cấp một đó, chúng ta chỉ loay hoay đi lại trên mặt đất. Mọi sự vật hiện tượng, mọi hệ quy chiếu, mọi cuộc du hành của chúng ta đều gói gọn trong không gian vật lý cấp một. Chúng ta cứ ngây thơ tưởng rằng mình đang đi trên một đường thẳng của một mặt phẳng hoàn toàn. Nhưng thực tế mặt phẳng của chúng ta (tức là không gian vật lý cấp một của chúng ta) đã bị trọng lực bẻ cong.
Kết quả là, chúng ta quay trở lại xuất phát điểm. Và không thể kết luận được Địa cầu có giới hạn hay không.
Ngày nay, rõ ràng chúng ta đều biết Địa cầu có giới hạn của nó trong bao la không gian vũ trụ. Chúng ta gặt hái được kiến thức này, bởi vì chúng ta đã bước vào không gian vật lý cấp hai (vũ trụ) để đánh giá lại về không gian vật lý cấp một (Địa cầu). Chúng ta đã bay lên, đã chiến thắng được trọng lực là yếu tố chi phối không gian vật lý cấp một và vì thế không còn bị ảnh hưởng bởi không gian vật lý này.
Thế thì, quay trở lại câu hỏi ở đầu bài, vũ trụ của chúng ta, không gian vật lý cấp hai của chúng ta có biên giới hay không?
Bằng suy tưởng về chuyến du hành, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng. Nếu cứ lên một chiếc tàu con thoi bay mãi vào khoảng không vô định kia, giữ tay lái cho thật thẳng thật thẳng, chúng ta cuối cùng cũng sẽ quay trở lại nơi bắt đầu. Và không thể kết luận được Vũ trụ có giới hạn hay không.
Vấn đề hiện tại của vật lý thiên văn là chúng ta chưa khám phá ra yếu tố chi phối không gian vật lý cấp hai này. Để có thể làm điều gì khả dĩ phá vỡ không gian ấy. Cho đến khi đó, chúng ta vẫn sẽ khó lòng đánh giá được vũ trụ, cũng như mọi sự vật hiện tượng quy chiếu trong vũ trụ.
Lật lại vấn đề. Theo cách nghĩ này, có vẻ mọi không gian vật lý đều có biên giới. Thoát ra khỏi không gian vật lý này, chúng ta sẽ rơi vào một không gian vật lý khác. Nói nôm na, ngoài vũ trụ này còn có một vũ trụ khác.
Điều này đúng. Mà cũng không đúng.
Vì ngoài vật chất hiển hiện trước mắt ta, bên tai ta, trên tay ta, những gì ta nhìn nhận được. Còn tồn tại một điều. Đó là ý thức.
Chúng ta vừa nhận định về các không gian vật lý tiếp nối ở trên bằng ý thức của mình. Mà ý thức, cũng hoàn toàn bị chi phối bởi không gian ý thức của nó.
Trong không gian ý thức hiện tại, ta nghĩ rằng ngoài vũ trụ này còn có một vũ trụ khác.
Nhưng rõ ràng, nếu đứng trong không gian ý thức mới, ta có lẽ sẽ có một nhận định khác.
30/05/2014